Một điều kiện cần thiết trong sản xuất trứng theo phương pháp cage-free là gà 1 ngày tuổi cũng phải được nuôi trong môi trường này. Việc nuôi gà con và gà hậu bị trong chuồng cage-free sẽ giúp chúng thích nghi với phương thức chăn nuôi này trong suốt giai đoạn sản xuất.
Lợi ích của việc sử dụng phương pháp cagefree
Điều này sẽ giúp tăng sức khoẻ và phúc lợi của gà đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất. Gà con từ khi mới nở một vài ngày đã phát triển những hành vi đặc trưng của loài gà như đào bới kiếm ăn hay tìm nước uống. Chúng thường có xu hướng đi lang thang và khám phá môi trường xung quanh.
Gà con sẽ tập ăn thức ăn từ giấy lót thức ăn cho chúng hoặc từ dĩa đựng thức ăn. Gà hậu bị cũng sẽ học cách đào bới sàn chuồng và tắm bụi. Ở giai đoạn này, gà cũng phát triển những hành vi chơi đùa hay bắt đầu tập ngủ khi đêm xuống. Trong phần này, chúng tôi sẽ miêu tả một số tiêu chuẩn kỹ thuật thực hành nuôi gà con và gà hậu bị trong các hệ thống cage-free.
>>> Xem thêm: Gà nuôi bao lâu thì đẻ trứng
Người chăn nuôi gà con cần chuẩn bị những gì?
Cơ sở chăn nuôi cần được tập huấn đầy đủ và có khả năng chăm sóc và vận chuyển gà con và gà hậu bị. Chủ trang trại/chủ cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo rằng công nhân có trách nhiệm chăm sóc đàn gà gà và gà hậu bị hàng ngày cần có kĩ năng cần thiết về qui trình quản lý chăn nuôi chuẩn và hiểu được phúc lợi động vật, bao gồm những vấn đề về sức khoẻ và hành vi của đàn gà mà công nhân chịu trách nhiệm.
Cuối cùng, tập huấn cũng cần giúp chăn nuôi hiểu được làm thế nào để tuân thủ những quy định về luật pháp liên quan. Cần đảm bảo rằng công nhân chăm sóc đàn gà trong giai đoạn này cũng cần nhận biết được những hành vi thông thường, những dấu hiệu của gà khoẻ mạnh cũng như những hành vi bất thường hoặc dấu hiệu gà bệnh. Người trực tiếp chăm sóc cần có khả năng đưa ra những can thiệp hiệu quả và kịp thời khi cần thiết. Cơ sở chăn nuôi cần có sổ theo dõi tập huấn người lao động trong cơ sở của mình.
>>> Xem Thêm: Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
Khi vận chuyển và lùa, bắt, di chuyển gà cũng cần giảm thiểu căng thẳng, sợ hãi và chấn thương cho gà. Khi chuẩn bị bắt gà cần dùng hai tay nhẹ nhàng nâng lườn gà lên. Tuyệt đối không bắt từng con bằng cách cầm cổ, đầu, cánh, đùi, hoặc xách chân gà.
Kiểm tra gà con như thế nào?
Đàn gà cần được kiểm tra ít nhất hai lần một ngày ở các thời điểm khác nhau bởi chủ cơ sở chăn nuôi hoặc công nhân có chuyên môn và trách nhiệm. Lưu ý tập cho gà con, gà hậu bị quen với sự có mặt của con người, những quy trình kiểm tra hàng ngày, tiếng ồn nhằm giảm thiểu sự sợ hãi của chúng. Việc thường xuyên kiểm tra đàn gà với lịch trình kiểm tra đa dạng với nhiều người kiểm tra khác nhau, nhiều loại quần áo khác nhau sẽ tập cho đàn gà làm quen với môi trường sống. Đồng thời cần tăng số lần kiểm tra khi khi vừa mới xuống gà. Một qui trình như vậy sẽ giúp gà bớt căng thẳng. Cần tiến hành kiểm tra cả đàn cũng như kiểm tra từng con.
>>> Xem đá gà cựa dao trực tiếp hôm nay <<<
Quy trình kiểm tra này cần bao gồm ít nhất đánh giá tình trạng bộ lông, tình trạng da, tình trạng dinh dưỡng, nhu cầu chăm sóc thú y, dấu hiệu căng thẳng sợ hãi.
Việc kiểm tra cần chỉ ra được những con gà bị ốm, bị thương hoặc có biểu hiện không bình thường. Bên cạnh đó, việc kiểm tra này cũng bao gồm kiểm tra chức năng vận hành của các hệ thống tự động (ví dụ hệ thống ăn, máng uống, và dụng cụ đo các thông số vi khí hậu chuồng nuôi). Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bất cứ con gà chết nào thì cần loại bỏ ngay. Công nhân kiểm tra cần ghi chép lại và theo dõi tỷ lệ gà chết, và cần làm rõ nguyên nhân.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các kiểu thả gà đá cựa sắt chiếm ưu thế dành cho các sư kê
Thu thập và theo dõi những chỉ số phúc lợi động vật là phục vụ lợi ích của cơ sở chăn nuôi cũng như đàn gia cầm. Hoạt động này cung cấp thông tin tình hình đảm bảo phúc lợi của đàn gà và đồng thời giúp cơ sở chăn nuôi phát hiện ra những bất thường hay tổn thất và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Đây là một trong những kỹ năng chân nuôi gà con mà bạn có thể tham khảo. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!