Ngan là giống thủy cầm được nhiều bà con lựa chọn để chăn nuôi ở nước ta. Đa số ngan được nuôi theo hình thức chạy đồng để tận dụng được nguồn thức ăn phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên với hình thức này thì ngan sẽ chậm lớn, ít tăng trọng và tốn thời gian. Vậy có cách nuôi ngan nào tăng hiệu quả kinh tế hay không?
Lựa chọn con giống
Tiêu chí đầu tiên để có đàn ngan mau lớn khỏe mạnh chính là chọn con giống tốt. Giống ngan nội tuy không cho sản lượng thịt và trứng nhiều nhưng bù lại chúng rất dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta.
Giống ngan ngoại, cụ thể là giống ngan Pháp thì cho năng suất thịt tốt hơn ngan nội.
Khi đến cơ sở mua con giống, nên chọn những con khỏe mạnh, mắt sáng, lông bông đều mềm mại, không bị hở rốn hay dị tật, hậu môn không có phân bết dính.
>>> Xem đá gà trực tiếp ngay bây giờ <<<
Làm chuồng nuôi ngan thịt
Nếu nuôi quy mô lớn, bà con nên bỏ chi phí để xây dựng chuồng trại kiên cố, có thể tái sử dụng nhiều lần. Còn chỉ nuôi dạng nhỏ lẻ thì có thể làm chuồng nuôi ngan đơn giản.
Xây chuồng ở nơi khô ráo, thoáng mát, che được mưa gió. Lót nền chuồng bằng gạch và thiết kế nền có độ dốc để tiện việc dọn dẹp.
Bà con nếu nuôi hoàn toàn trên cạn thì nên làm riêng cho ngan một bãi vui chơi, ao nước nhỏ để ngan bơi lội.
Bao bọc kỹ xung quanh khu chăn nuôi bằng lưới B40. Để máng ăn trong khu nuôi để chúng ăn tự do.
Trong chuồng cần lót thêm lớp rơm rạ, trấu… để hạn chế mùi hôi và tiện dọn dẹp. Bởi vì ngan có sở thích té nước nên bà con chú ý không để lớp độn chuồng bị ẩm ướt, dễ phát sinh mầm bệnh.
Thức ăn cho ngan thịt mau lớn
Khi ngan còn nhỏ, bà con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dành cho vit con. Đến khoảng 1 tháng tuổi thì có thể tận dụng các loại thức ăn có sẵn tại địa phương để giảm chi phí chăn nuôi.
Cách trộn thức ăn cho ngan:
Ngan con từ 1 - 3 ngày tuổi: 8g cơm + 2g bèo hoặc rau băm nhỏ;
Ngan từ 4 - 7 ngày tuổi: 10g cơm + 2g đậu xanh + 3g rau bèo xay nhỏ;
Ngan từ 8 - 10 ngày tuổi: 18g cơm + 3g đậu xanh + 5g rau bèo thái nhỏ;
11- 14 ngày tuổi: 20g thóc luộc + 10g cơm + 4g đậu xanh + 10g rau bèo xắt nhỏ;
15 - 21 ngày tuổi: 50 thóc sống + 16g mồi tươi + 8g đậu xanh + 8g rau bèo thái.
Khi vịt trên 21 ngày tuổi có thể tự đi kiếm thức ăn bên ngoài. Lúc này không cần cung cấp quá nhiều thức ăn công nghiệp cho chúng. Còn nếu nuôi nhốt 100% thì có thể tham khảo các công thức phối trộn thức ăn để ngan lớn nhanh, khỏe mạnh.
Khi cho ngan ăn, chỉ cho lượng vừa đủ, không cho quá nhiều để tránh lãng phí thức ăn.
Phương pháp phòng bệnh khi chăn nuôi ngan
Mặc dù loài ngan ít khi mắc bệnh nhưng cũng cần phải thực hiện công tác phòng bệnh cho chúng, đặc biệt là đối với loại ngan nuôi chạy đồng vốn khó kiểm soát dịch bệnh.
Dọn dẹp, quét tước chuồng trại thường xuyên. Định kỹ hãy phun thuốc khử trùng, cứ 2 tháng/ lần.
Thường xuyên theo dõi tình trạng của đàn ngan để phát hiện kịp thời các bệnh truyền nhiễm.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết cho đàn, nhất là ở ngan nuôi chạy đồng.
Bổ sung các loại vitamin và các chất điện giải cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Có thể dùng thêm các bài thuốc dân gian như: rượu tỏi, gừng, …. để phòng các bệnh về đường ruột, tiêu chảy…
Cách nuôi ngan sẽ đạt hiệu quả cao, ngan tăng trọng nhanh nếu bà con biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật. Trên đây là vài cách nuôi ngan cơ bản để bà con tham khảo. Chúc bà con thành công với mô hình nuôi ngan thịt.
>>> Xem Thêm: Bật Mí Một Số Điều Cần Lưu Ý Về Thức Ăn Gà Đá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét