Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Giống vịt cổ xanh mang nét đặc trưng bởi màu lông cổ nổi bật

Vịt cổ xanh được chăn nuôi từ lâu đời tại các tỉnh miền Bắc nước ta. Nhờ vào ngoại hình đẹp bắt mắt với màu lông cổ đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Vịt cổ xanh rất được ưa chuộng và chăn nuôi ở nhiều nơi. Hãy cùng tìm hiểu về giống vịt đặc biệt này nhé.

Nguồn gốc của vịt cổ xanh

Giống vịt cổ xanh hay còn được gọi là chim le le, sống ở hầu khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt như: Châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand. 

vịt cổ xanh

Vịt cổ xanh được xem như là tổ tiên của tất cả các loài vịt nhà. Vịt có chân  ngắn, cổ cũng ngắn.

Đặc trưng ở con đực là màu lông ở đầu xanh biếc tuyệt đẹp, ở cổ có khoang trắng và màu lông toàn thân hơi ngả sang xám. Con cái có đôi cánh màu tía, ngoài ra tất cả bộ lông đều là màu xám.

Trọng lượng trung bình của chúng khoảng 1,8 - 2,2kg. Vịt cổ xanh ít tích mỡ dưới da, chất lượng thịt và giá trị dinh dưỡng được đánh giá cao.

Mặc dù vậy nhưng thời gian xuất bán của vịt lâu hơn so với vịt siêu thịt, khoảng 3 - 4 tháng mới có thể xuất chuồng. 

Do được nuôi chủ yếu bằng các loại bắp, khoai, rau xanh,... nên thịt vô cùng thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Vịt cổ xanh là dạng vịt kiêm dụng, vừa có thể sản xuất trứng vừa có thể nuôi thương phẩm.

               >>> XEM ĐÁ GÀ TRỰC TIẾP THOMO TẠI DAGABLV <<<

Cách nuôi giống vịt cổ xanh

Hiện nay việc chăn nuôi chim le le không được quy hoạch theo quy mô lớn, chỉ nuôi tự phát nhỏ lẻ ở những hộ dân. Dẫn đến tình trạng khó kiểm soát dịch bệnh.

Việc đầu tiên trong kỹ thuật nuôi ngan, vịt chính là phải biết chọn con giống. Nguồn giống cung cấp phải được kiểm định chất lượng, tiêm phòng đầy đủ. Chọn những con giống khỏe mạnh, không có dị tật, lớn đồng đều…

Công đoạn xây dựng chuồng trại cũng là vấn đề đáng quan tâm. Bố trí khu vực chăn nuôi ở nơi khô ráo, chọn hướng chuồng quay về hướng đông nam là tốt nhất.

Chú ý quây kỹ xung quanh những vẫn phải đảm bảo mức độ thông thoáng của chuồng. 

Bà con có thể nuôi theo hình thức nhốt chuồng hoặc nuôi ướt. Tuy nhiên do là loài động vật thích nghịch nước nên dễ làm ướt phần đệm lót nên cần chú ý thay ngay tránh cho chúng nhiễm lạnh.

Được biết đến là loài vật ăn tạp, thức ăn phụ thuộc nhiều vào vùng miền mà chúng sinh sống. Tuy nhiên vịt cổ xanh lại ít tiêu thụ thức ăn, chủ yếu chúng ăn rau cỏ, sắn, khoai, bắp,... 

Vịt tuy ít bị bệnh nhưng vẫn cần phải tiêm phòng vacxin đầy đủ cho chúng. Chỉ có như vậy mới tăng cao khả năng miễn dịch của vịt cổ xanh.

Chuồng trại cần được dọn dẹp thường xuyên, phun thuốc sát trùng định kỳ.

Vịt cổ xanh vốn rất vụn ấp nên tỷ lệ trứng nở khá thấp, bà con nên sắm thêm máy ấp trứng để đảm bảo tỷ lệ nở cao.

chim le le

Giá của vịt cổ xanh trên thị trường

Theo như giá thị trường khoảng 170.000 đồng/ con; trừ hết các khoản chi phí về thức ăn, vacxin phòng bệnh thì người nuôi còn lãi 70.000 đồng/ con. Như vậy nếu mô hình chăn nuôi khoảng 1000 con vịt thì tiền lời thu được khoảng 40 triệu đồng. 

Nhờ vào chất lượng thịt thơm ngon, ăn không bị bở nên người tiêu dùng rất ưa thích thịt vịt cổ xanh. Cho nên bà con chăn nuôi không quá bận tâm về đầu ra của vịt cổ xanh.

Mô hình nuôi vịt cổ xanh không quá vất vả, thức ăn có thể tận dụng tại nơi chăn nuôi. Do vịt cổ xanh khó tăng trọng hơn cho nên thời gian nuôi nhốt dài, bù lại giá trị của chúng khá cao và đầu ra ổn định.

>>> Xem Thêm:  Nguyên nhân và cách điều trị virus gây bệnh e coli gà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cách chăm sóc gà chọi hiệu quả tại đá gà BLV

Gà chọi - một thú vui truyền thống của người dân Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu đời và được xem như một nghệ thuật độc đáo. Để đạt được thà...